1. Bạn đang ăn một que kem mát lạnh, bỗng nhiên gần nửa que kem rơi xuống và rớt thẳng vào áo bạn. Bạn sẽ phản ứng thế nào?
A: Bạn muốn tức điên lên, liền chạy ngay tới cửa hàng gần nhất để mua chiếc áo mới; nếu ai đó nhìn thấy bạn như thế, bạn sẽ xấu hổ vô cùng.
B: Bạn hơi ngượng chút nhưng cũng không vấn đề gì, chỉ cần che chỗ áo bị dính kem nếu có ai đó bạn quen ở bên cạnh.
C: Bạn không những không muốn lờ đi, mà còn khoe cho người khác xem coi như một trò đùa vui.
2. Bạn mới nhận được thông báo ngày kiểm tra lấy bằng lái xe, và không muốn bất cứ ai biết để không phải chịu áp lực. Tình cờ đứa bạn của bạn lỡ miệng nói ra với mọi người. Cảm giác của bạn như thế nào?
A: Bạn giận dữ. Nếu bạn thi trượt, tất cả sẽ là do lỗi của đứa bạn đó, và bạn sẽ không bao giờ tha thứ cho người đó.
B: Bạn cảm thấy bực mình vì bạn muốn giữ bí mật, nhưng cũng hiểu rằng đứa bạn của bạn có lẽ không có ý ba hoa.
C: Bạn chẳng lấy gì làm phiền; dù sao đi nữa, giữ bí mật vốn chỉ mang lại ác mộng mà thôi.
3. Đó là ngày sinh nhật của bạn và dù được bạn gợi ý rằng bạn thích một đầu MP3, bố mẹ bạn lại mua cho bạn đầu CD. Bạn phản ứng thế nào?
A: Bạn giận bởi tất cả mọi người sẽ nghĩ bạn thật lạc hậu, lỗi thời. Giờ có còn ai dùng đầu CD nữa đâu!
B: Bạn có hơi phật ý chút, nhưng quyết định tiết kiệm để có thể sớm tự mua một đầu MP3.
C: Bạn cười thật to. Bạn cũng thật ngớ ngẩn. Rõ ràng là bạn cũng chưa có cái đầu CD nào cơ mà.
4. Bạn đã làm các bài kiểm tra tại trường và có một điều chắc chắn là đứa bạn thân nhất của bạn đã trội hơn bạn ở mọi phần thi. Bạn làm gì?
A: Hờn dỗi bởi đứa bạn đó chẳng học hành gì cả. Thật là không công bằng, tại sao bạn không thể là người làm tốt hơn, dù chỉ một lần?
B: Đến chúc mừng đứa bạn rồi thầm gọi họ là đồ học gạo.
C: Bạn rất vui với khả năng học tập của đứa bạn và quyết định cần phải học hành chăm chỉ hơn nữa mới được.
5. Bạn cho đứa em họ mượn cái đĩa CD. Khi được trả lại, cái đĩa đã bị xước ít nhiều. Điều đó có làm bạn phiền lòng không?
A: Có chứ, dĩ nhiên rồi! Cái đứa em họ đó vốn chẳng biết cẩn thận gì hết. Bạn còn gào to như thế trước mặt đứa em đó nữa.
B: Bạn hơi bực mình một chút, nhưng thôi, chuyện đã rồi, rút kinh nghiệm không cho đứa em đó mượn bất cứ thứ gì nữa.
C: Thật tiếc khi cái đĩa CD bị xước, nhưng ai chẳng có lúc lỗi lầm. Bạn cũng không bận tâm lắm.
Kết quả đây!
Hầu hết là câu A
Bạn nóng như nham thạch trong núi lửa ấy. Chỉ cần một chút “chấn động”, bạn sẽ bùng nổ dữ dội. Thế là không tốt chút nào. Bạn cần phải tìm cách nào đó để có thể giữ bình tĩnh tốt hơn; bạn quá dễ bị căng thẳng. Cố gắng đừng quá bực mình bởi những gì người khác có thể đang nghĩ.Nếu đôi lúc mọi thứ không theo ý bạn, hãy cố gắng chấp nhận điều đó: Cuộc sống là thế. Cứ suốt ngày bực bội, tức giận thì bạn bè của bạn sẽ chạy hết cho mà xem.
Hầu hết là câu B
Nhìn thoảng qua, bạn không bị ức chế gì, nhưng đằng sau đó, bạn thực sự đã bị ảnh hưởng. Bạn luôn tỏ ra bình tĩnh và vui vẻ trước mọi vấn đề, nhưng điều đó lại là vấn đề thật sự của bạn. Chính sự kìm hãm cảm xúc của mình khiến bạn cảm thấy bị ức chế. Hãy cố gắng dừng lại và suy nghĩ trước khi trở nên tức giận nếu có điều gì đó làm bạn khó chịu.Đừng quá nghiêm trọng mọi thứ xung quanh nhé, hãy thả lỏng bản thân hơn chút và bạn sẽ nhanh chóng trở nên thoải mái trước bất cứ điều gì không như ý muốn.
Hầu hết là câu C
Bạn quá thờ ơ trước mọi thứ, có thể nói bạn là người dễ dãi cũng được, bạn có thể cười vào chính mình và không quá lo lắng về việc bạn như thế nào trước mặt người khác. Điều đó thật tuyệt vì nó mang lại sự thoải mái trong cuộc sống chính bạn, bạn có thể vô lo vô nghĩ, và chẳng bao giờ phải bận tâm quá mức vì những thứ làm phiền mình nhưng bạn cũng cần phải để ý đến người khác chứ, chúng mình sống trong xã hội mà, sẽ chẳng vui chút nào đâu nếu bị người khác phán là “vô tâm” nhỉ. Đôi khi, nghiêm túc cũng cần thiết lắm đấy.